Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống phổ biến. Rất nhiều người trẻ chủ quan dẫn đến hậu quả tàn tật suốt đời. Hiện nay, xu hướng nhóm người trẻ dễ mắc phải bệnh lý này đang ở mức báo động.
1. Người trẻ có bị thoát vị đĩa đệm không?
Nhiều người trẻ tuổi thường xuyên gặp vấn đề đau lưng ngay khi còn ở độ tuổi rất trẻ. Nhưng họ cho rằng đó chỉ là triệu chứng thông thường. Với tâm lý chủ quan đã khiến họ gặp phải cơn đau trong một thời gian dài. Nhưng các biến chứng đang dần diễn ra mà họ không lường trước được.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá phức tạp. Nếu bệnh lý này không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể dẫn đến teo cơ; tàn phế. Từ đó, sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Đối tượng dễ bệnh
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó, chúng gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức.
Những người trẻ thường mắc bệnh thoát vị đĩa đệm rất cao. Những người ít hoạt động, thường xuyên ngồi nhiều một chỗ trong thời gian dài thường rất dễ bị mắc bệnh. Cụ thể:
- Những người lao động phổ thông, làm việc vất vả, khuân vác vật nặng trong một thời gian dài.
- Những người thường xuyên ngồi nhiều trong một thời gian dài: nhân viên văn phòng, học sinh – sinh viên, tài xế, thợ may, … Đây là nhóm người làm việc, thường xuyên ngồi làm việc hàng giờ mà không vận động. Ngoài ra, ngoài sai tư thế và ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học: đeo túi nặng lệch một bên, gối cao đầu khi ngủ, không vận động trước khi tập thể dục.
- Người mắc các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo, gai cột sống… Ngoài ra, một số chấn thương do tai nạn trước đó nhưng không điều trị triệt để. Điều này cũng có thể gây ra các tổn thương lâu dài ở cấu trúc đĩa đệm cột sống.
- Những người bị thừa cân, béo phì khiến cột sống thắt lưng bị quá tải dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bởi vì, cột sống phải gánh chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Từ đó, đĩa đệm sẽ dễ dàng bị tổn thương và dần thoái hóa.
3. Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Khi gặp các triệu chứng đau dọc vùng gáy hoặc thắt lưng, nhưng những người trẻ thường chủ quan. Do đó, về lâu dài dẫn đến những bệnh lý khó điều trị như thát vị đĩa đệm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Khi các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy tê và đau nhức. Về lâu dài, thoát vị đĩa đệm sẽ gây khó khăn trong cử động sinh hoạt hằng ngày, thậm chí có thể dẫn đến tàn tật suốt đời.
Trường hợp đĩa đệm bị thoát vị và chèn lên dây thần kinh cánh tay, bệnh nhân không thể nhấc nổi cánh tay; khó gập duỗi; tê cánh tay và mất cảm giác. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động lao động và cuộc sống hằng ngày. Khi đĩa đệm chèn ép tủy cổ có thể gây tê liệt và tàn phế. Hoặc khi các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép sẽ dẫn đến đại, tiểu tiện không kiểm soát được. Các chi teo dần, mất khả năng đi lại.
Do đó, bệnh nhân cần phải điều trị kịp thời và dứt điểm để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động sau này.
4. Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại phòng khám An Pháp
Khi phát hiện bệnh, nếu điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ tăng cơ hội phục hồi. Tuy nhiên, nếu để lâu và áo dụng điều trị sai phương pháp sẽ khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, nếu đang gặp phải các triệu chứng thoát vị đĩa đệm hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách.
Phòng khám An Pháp được biết đến là phòng khám chuyên khoa đầu tiên về vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật và công nghệ y khoa Nhật Bản.
Tại phòng khám, bệnh nhân sẽ được áp dụng những bài tập vận động được thiết kế riêng. Bệnh nhân sẽ: tập hit thở; kích hoạt cơ; chuyển thế,… Hơn thế nữa, với sự hỗ trợ các thiết bị hiện đại, điều trị bởi nhiều phương pháp khác nhau: điều trị bằng laser, điều trị bằng các dòng điện xung, điều trị bằng máy kéo giãn cột sống thắt lưng, cột sống cổ kỹ thuật số, điều trị bằng máy thủy trị liệu khô. Tùy bệnh nhân sẽ có những bài tập riêng biệt được thiết kế khác nhau. Người bệnh sẽ có thể phục hồi chức năng vận động chỉ sau một thời gian ngắn điều trị.
5. Cách phòng tránh
- Thay đổi tư thế ngồi đúng khi ngồi làm việc. Thường xuyên vận động, tránh giữ nguyên tư thế trong thời gian dài
- Chú ý thói quen sinh hoạt: Vận động đúng cách; không nên khuân vác vật nặng nhiều.
- Thường xuyên tập thể để cột sống vững chắc, cơ thể dẻo dai.
- Ăn uống khoa học. Bổ sung thực phẩm giàu canxi; vitamin D; omega 3… giúp nâng cao độ chắc khỏe của đĩa đệm cũng như xương khớp.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
Bạn nên nhớ rằng khi phát hiện bệnh phải điều trị kịp thời và dứt điểm, đừng để lại hậu quả khó lường về sau. Phòng khám An Pháp tự tin là nơi điều trị thoát vị đĩa đệm uy tín. Với liệu trình tối ưu, công nghệ Nhật Bản hiệu quả và an toàn.
>>Đặt lịch khám tại phòng khám Phòng khám phục hồi chức năng An Pháp. Liên hệ chúng tôi thông qua SĐT: 033 568 5688 hoặc Fanpage của Phòng khám An Pháp
Fanpage:Phòng Khám Chuyên Khoa Phục Hồi Chức Năng An Pháp