Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà

2 months ago

Nếu bệnh nhân thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối đúng cách thì sẽ mang lại rất nhiều như là không chỉ hỗ trợ giảm đau, phục hồi chức năng vận động và sớm trở lại cuộc sống bình thường. Sau đây là 5 bài tập vật lý trị liệu hiệu quả cho khớp gối giúp ngăn ngừa các vấn đề về khớp gối tái phát trong tương lai.

1. Tập vật lý trị liệu cho khớp gối là gì?

 width=

 

Tác dụng của các bài tập vật lý trị liệu khớp gối là làm tăng sức mạnh cho cơ đùi và duy trì biên độ giao động của khớp gối. Các bài tập này vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi của người mới trải qua phẫu thuật, người có khớp gối bị tổn thương do bị lão hóa (thoái hóa khớp tự nhiên) hay những trường hợp tổn thương nhưng chưa nặng để phải phẫu thuật để điều trị. Các phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu bao gồm:

1.1 Sử dụng điện xung:

Trong quá trình điều trị bằng điện xung, vùng cơ xung quanh khớp gối sẽ được làm thư giãn,kích thích cơ thể tiết ra chất giảm đau tự nhiên,  giúp giảm đau và gia tăng tuần hoàn máu nhằm đẩy nhanh thời gian phục hồi.

1.2. Các thiết bị máy tập hiện đại (MÁY NÀY MÌNH KHÔNG CÓ NHA)

Bệnh nhân sẽ tập bằng máy gập duỗi tự động có tác dụng hỗ trợ vận động các khớp gối một cách thụ động liên tục, góp phần phục hồi chức năng vận động của khớp gối.

1.3 Sử dụng sóng siêu âm (MÁY NÀY MÌNH CŨNG KHÔNG CÓ NHA)

Phương pháp này sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi bằng các sóng siêu âm thâm nhập sâu vào bên trong khớp gối làm gia tăng tuần hoàn máu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, sử dụng sóng siêu âm còn giúp khám viêm, giảm tần suất và mức độ của các cơn đau ở khớp gối.

1.4 Tập vật lý trị liệu cùng các chuyên viên

Bệnh nhân sẽ thực hiện các bài tập chuyên biệt dưới sự hướng dẫn và giám sát của các chuyên viên vật lý trị liệu để mang lại kết quả tốt nhất trong việc điều trị tổn thương khớp gối.

2. Các bài tập vật lý trị liệu đơn giản giúp tăng sự dẻo dai, giúp giảm đau cho khớp gối

Đây là các bài tập vật lý trị liệu vô cùng đơn giản dành cho khớp gối mà bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà

2.1 Bài tập nâng chân thẳng

 width=

 

Bài tập này vừa có tác dụng khởi động, vừa tăng cường sức mạnh cho cơ đùi trước. Các bước  thực hiện như sau:

– Bước 1: Nằm ngửa trên sàn.

– Bước 2: Co một chân lại sao cho bàn chân bằng phẳng trên sàn. 

– Bước 3: Giữ chân còn lại thẳng, sau đó dần dần nâng lên cao rồi hạ xuống.

– Bước 4: Lặp lại 10-15 lần, sau đó thực hiện tương tự cho bên còn lại.

2.2 Tăng cường sức mạnh cơ với bài tập squat

 width=

 

Đây là một trong bài tập phổ biến nhất ở các phòng tập gym. Tác dụng của bài tập này giúp tăng cường khả năng vận động của cơ mông, đùi và cải thiện tình trạng khớp gối. Các bước thực hiện bao gồm:

 – Bước 1: Đặt 2 chân song song rộng bằng vai, sau đó dần dần khuỵu đầu gối xuống.

– Bước 2: Bạn điều chỉnh tư thế sao cho lưng sẽ hơi hướng về phía trước, đầu gối song song với mặt đất.

– Bước 3: Giữ yên tư thế này trong 5 – 10 giây, sau đó thực hiện lại các động tác trên 5 – 10 lần.

2.3 Bài tập nâng bắp chân

 width=

 

Bạn cần sử dụng hộp hoặc ghế chắc chắn để hỗ trợ tập, bạn cũng có thể sử dụng các bậc cầu thang để thay thế chúng. Các bước thực hiện bài tập này như sau:

– Bước 1: Đứng thẳng đối diện bậc thang, sau đó lần lượt bước các chân lên bậc.

– Bước 2: Lần lượt bước từng chân xuống khỏi bậc thang.

– Bước 3: Thực hiện động tác này khoảng 10 lần, sau đó dần dần tăng cường độ lên.

2.4. Bài tập giúp kéo giãn cơ đùi sau

 width=

 

Thực hiện bài tập này sẽ giúp tăng sức mạnh cho vùng cơ đùi sau và cải thiện đáng kể tình trạng đau khớp gối của bạn. Bài tập bao gồm các bước sau:

– Bước 1: Đứng thẳng và để 1 chân trước, 1 chân sau như đang bước đi.

– Bước 2: 2 tay vịn vào ghế, mắt nhìn thẳng.

– Bước 3: Khuỵu gối chân trước, giữ thẳng chân sau.

– Bước 4: Giữ yên 15 – 20 giây, sau đó lặp lại các động tác trên 2 – 5 lần trước khi đổi chân.

2.5. Tập nâng chân một bên

 width=

 

Bài tập này đơn giản này được thiện với các bước như sau:

– Bước 1: Nằm nghiêng trên sàn, 2 chân duỗi thẳng.

– Bước 2: Nâng 1 chân lên trên và tạo 1 góc khoảng 60 độ.

– Bước 3: Dần dần hạ chân xuống rồi lại đưa chân lên.

– Bước 4: Lặp lại động tác trên khoảng 5 – 10 lần, sau đó đổi bên.

3. Tập vật lý trị liệu cần phải lưu ý những gì?

Bạn cần lưu ý một vài điều này khi đang trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dành cho khớp gối:

– Khi mới bắt đầu, bạn nên tập cùng chuyên viên vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn cũng như giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

– Tần suất và mức độ của các bài tập nên từ thấp đến cao.

– Nên chia tần suất tập thành 2 – 3 lần/ ngày, không nên tập dồn vào một lúc.

– Nếu sau một buổi tập thấy đau tăng lên hoặc xuất hiện dấu hiệu sưng khớp gối thì ngày hôm sau phải giảm thời gian tập xuống.

– Liên hệ ngay với bác sĩ nếu các bài tập khiến bạn đau nhức, khó chịu.

– Lựa chọn những phòng khám vật lý trị liệu – phục hồi chức năng đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chuyên môn và trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị và hồi phục nhanh chóng.

4. Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho khớp gối tại Phòng khám An Pháp – Chuyên khoa phục hồi chức năng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản.

Với chuyên gia phục hồi chức năng và đội ngũ Bác sĩ nhiều kinh nghiệm người Nhật trực tiếp huấn luyện, đội ngũ KTV tại An Pháp luôn giữ vững chất lượng dịch vụ, giám sát điều trị theo tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản. Cùng với việc kết hợp các công nghệ máy móc phục hồi chức năng được sản xuất tại Nhật Bản, Phòng khám An Pháp tự tin là đơn vị thăm khám và điều trị an toàn và uy tín về thoái hóa, phục hồi chức năng xương khớp áp dụng công nghệ và kỹ thuật Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam.

 width=

 

Tự hào là phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng đầu tiên ứng dụng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản vào công tác điều trị, Phòng khám AN PHÁP đặt chất lượng dịch vụ lên trên hàng đầu – mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.

Nếu bạn có thắc mắc hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cần tư vấn, hãy liên hệ chúng tôi thông qua số điện : 033 568 5688 hoặc thông qua Fanpage của AN PHÁP.

>>> Xem thêm: Không nên coi thường triệu chứng đau khớp gối khi di chuyển

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Phone