Bệnh Vùng Cột Sống Thắt Lưng

Rất nhiều người ở độ tuổi trung niên trở lên gặp phải hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ, không gây sự đau nhức, tê bì tay chân vô cùng khó chịu mà còn làm mất thời gian vì không thể cử động được làm cản trở sinh hoạt hằng ngày. Cùng Phòng khám An Pháp tìm hiểu nguồn cơn của căn bệnh cứng khớp vào buổi sáng và cách điều trị dứt điểm.

1. Thế nào là chấn thương cột sống?

Đối với cơ thể chúng ta thì cột sống đóng vai trò như một trụ cột vô cùng quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ hệ thống xương khớp và dây thần kinh của cơ thể. Vì vậy, khi xuất hiện sự tổn thương đối với cột sống thì có thể ảnh hưởng đến tủy sống và các dây thần kinh chạy dọc theo cột sống. Các chấn thương cột sống phổ biến nhất có thể kể đến đó là:

– Gãy một hoặc nhiều đốt xương sống.

– Dây chằng ở cột sống bị đứt.

– Rách hoặc thoát bị đĩa đệm.

– Lệch một hoặc nhiều khớp xương đốt sống.

Bệnh cột sống

2. Nguyên nhân vì đâu dẫn đến chấn thương cột sống?

Theo số liệu thống kê cho biết tỷ lệ chấn thương cột sống ở nước ta lên đến 50,000 trường hợp mỗi năm. Trong đó, các nguyên nhân chấn thương cột sống có thể đến từ những trường hợp sau đây:

– Tai nạn giao thông là một trong những trường hợp phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất gây ra chấn thương cột sống.

– Tai nạn té ngã từ độ cao xuống đất hoặc va chạm vào vật cứng trong khi lao động làm việc hoặc sinh hoạt hằng ngày.

– Do tính chất công việc thường xuyên phải khuân vác vật nặng hoặc sai tư thế rất dễ gây ra chấn thương cột sống.

– Người lớn tuổi là đối tượng rất dễ gặp phải chấn thương này vì xương khớp đang trong giai đoạn lão hóa.

– Chấn thương thể thao trong lúc tập luyện hoặc khi tham gia các bộ môn thường xuyên tiếp xúc, tranh chấp và va chạm như bóng đá, võ thuật, bóng rổ, bóng bầu dục,…

Nguyên nhân vì đâu dẫn đến chấn thương cột sống?

3. Nhận biết các triệu chứng của chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống có nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí, mức độ chấn thương cũng như sự chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống. Triệu chứng thường gặp nhất có thể nhắc đến là các cơn đau đi theo sự tê bì xuất hiện một các bất thường khi bạn vận động cũng như di chuyển. Nếu như vị trí tổn thương không gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh tủy sống thì bệnh nhân chỉ có cảm giác đau ở vùng chấn thương. Ngược lại, như vùng chấn thương có sự chèn ép lên tủy sống thì có thể gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ và thắt lưng với những biểu hiện cụ thể hơn:

– Chấn thương ở cột sống cổ: đau nhức vùng cổ, ngứa ran và cơ nâng đỡ vùng đầu cổ trở nên yếu, cứng, giới hạn tầm vận động cột sống cổ. Nó còn gây ra các biến chứng khác như mệt mỏi, chóng mặt, đau vùng đầu gây mất tập trung, khó thở, đau và tê như kim châm chích lan xuống vùng vai gáy hoặc cánh tay.

– Chấn thương cột sống thắt lưng: rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, yếu cơ hoặc tệ nhất có thể gây liệt hai chi dưới.

Nhận biết các triệu chứng của chấn thương cột sống

4. Sự nguy hiểm của chấn thương cột sống gây ra

Sự nguy hiểm của chấn thương cột sống gây ra

Chấn thương cột sống là một căn bệnh không thể lơ là và xem thường bởi vì những tác hại mà mang lại vô cùng nguy hiểm và những biến chứng lâu dài ảnh hưởng đến bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm như:

4.1 Rối loạn cảm giác

Dây thần kinh trong tủy sống bị chấn thương sẽ làm giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác ở vùng da có liên quan.

4.2 Rối loạn thần kinh thực vật

Biến chứng này được xem là nguyên nhân gây ra sự hạ đường huyết, rối loạn điều nhiệt cơ thể, tăng tiết mồ hôi và viêm tắc tĩnh mạch.

4.3 Rối loạn khả năng vận động

Chấn thương cột sống ở vùng thắt lưng sẽ làm giảm đáng kể khả năng vận động của chi dưới. Nếu như nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng bại liệt ở bệnh nhân.

Phone