Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm
Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm, lồi đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến cơn đau khó chịu, tê, yếu thậm chí liệt gây cản trở khả năng vận động. Nếu không phát hiện sớm và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời, có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời.

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống, tê, yếu, liệt…

Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau, tê, yếu, thậm chí liệt.

2. Bốn giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm?

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.

– Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.

– Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua các cơn đau thực sự.

– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Đĩa đệm bị thoát ra ngoài có thể sẽ chèn vào rễ thần kinh hoặc tủy sống gây ra cơn đau nhức kèm dị cảm, yếu thậm chí liệt… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

3. Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm thường gặp phải ở một số đối tượng sau:

– Người bị thoái hóa, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống…

– Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc.

– Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, tư thế ngồi làm việc, học tập không đúng…

– Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.

– Người cao tuổi.

– Những người làm công việc đòi hỏi phải liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao…

– Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng.

.

4. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

4.1 SAI TƯ THẾ:
Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm. Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm. Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

4.2 CÂN NẶNG:
Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường. Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị. Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị. Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

4.3 THÁI HÓA TỰ NHIÊN:
Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

5. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi nhân nhầy trung tâm thoát ra ngoài, chèn vào mô xung quanh có dây thần kinh đi qua. Trường hợp khác, khi thoát vị, nhân lồi phản ứng với hệ cung cấp máu xung quanh gây kích ứng các mô, tạo phản ứng viêm. Tùy vào vị trí thoát vị sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ xương liên quan và dẫn đến các triệu chứng đặc trưng.

5.1. BIỂU HIỆN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
– Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội.

– Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.

– Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi thấp khó.

– Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa, đau lan dọc xuống mặt sau hoặc mặt bên của chân, lan đến ngón chân.- Tê hoặc yếu 2 chi. Ngón chân cái khó gấp – duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.

– Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.

5.2. TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
– Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.

– Nhức mỏi dọc vùng gáy.

– Đau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng.

– Đau tăng khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.

– Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, chóng mặt.

– Cử động của cánh tay kém linh hoạt do bị giảm lực cơ, gây yếu và khó khăn trong cầm nắm đồ vật.

– Cơn đau xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng. Cổ bị đau tăng khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hay hắt hơi, ho.

6. Biến chứng nguy hiểm khi thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:

– Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.

– Tổn thương thần kinh cánh tay.

– Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.

– Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.

– Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.

– Bại liệt, tàn phế.

Đĩa đệm bị thoát vị có được chữa trị khỏi hay không sẽ còn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: Tình trạng thoát vị đĩa đệm: Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay chậm. Mặc dù các triệu chứng đau, tê liệt, yếu cơ ở một số bộ phận do hội chứng đĩa đệm gây ra có thể khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa trị chúng hiệu quả bằng cách ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu mà không cần thuốc hay phẫu thuật. Sự kiên trì của bệnh nhân: Do đĩa đệm bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài, vì thế để thu được kết quả tích cực như mong muốn, người bệnh cần kiên trì chữa trị ít nhất vài tháng.

7. Chữa thoát vị đĩa đệm tại Phòng khám An Pháp – Chuyên khoa phục hồi chức năng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản.

Với chuyên gia phục hồi chức năng và đội ngũ Bác sĩ nhiều kinh nghiệm người Nhật trực tiếp huấn luyện, đội ngũ KTV tại An Pháp luôn giữ vững chất lượng dịch vụ, giám sát điều trị theo tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản. Cùng với việc kết hợp các công nghệ máy móc phục hồi chức năng được sản xuất tại Nhật Bản, Phòng khám An Pháp tự tin là đơn vị thăm khám và điều trị an toàn và uy tín về thoái hóa, phục hồi chức năng xương khớp áp dụng công nghệ và kỹ thuật Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam.

Lời Kết
Hy vọng qua bài viết ở trên sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân cũng như biến chứng của bệnh thoát vị địa điểm là như thế nào. Tự hào là phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng đầu tiên ứng dụng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản vào công tác điều trị, Phòng khám AN PHÁP đặt chất lượng dịch vụ lên trên hàng đầu – mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.

Nếu bạn có thắc mắc hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cần tư vấn, hãy liên hệ chúng tôi thông qua SĐT: 033 568 5688 hoặc thông qua Fanpage của AN PHÁP.

Phone