TOP 8 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ XƯƠNG

9 months ago
Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ xương

Khung xương đóng vai trò nâng đỡ, giúp duy trì chức năng vận động, là nơi sản sinh ra các tế bào hồng cầu và bạch cầu để nuôi dưỡng cơ thể và bảo vệ các cơ quan bên trong. Bên cạnh đó, xương còn là nơi dự trữ các khoáng chất thiết yếu trong cơ thể. Do đó, hệ xương có chức năng vô cùng quan trọng. Sau đây, hãy cùng An Pháp tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến hệ xương mọi người nhé.

Những yếu tố có ảnh hưởng đến hệ xương

nhung_yeu_to_anh_huong_den_he_xuong
Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ xương

Mật độ xương (BMD) được xác định bằng lượng xương có trong cấu trúc xương. BMD càng cao thì xương càng chắc khỏe và ngược lại.

Lượng Canxi nạp vào cơ thể

Canxi có nhiều nhất ở xương và răng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương, giúp duy trì sự vững chắc để nâng đỡ cơ thể người tốt nhất. Một chế độ dinh dưỡng bị thiếu canxi sẽ làm giảm mật độ xương, mất xương sớm. Từ đó, làm tăng nguy cơ gặp các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa sớm và xương giòn, dễ gãy.

Giới tính

Cấu trúc cơ thể người nữ thường nhỏ nhắn hơn nam giới, có mật độ xương cũng như mô xương ít hơn, vì vậy nữ giới dễ gặp phải các bệnh về xương khớp và có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

Kích thước cơ thể

Khi cơ thể quá ốm hoặc khung xương nhỏ thường sẽ có mật độ xương thấp hơn và ít tỷ lệ xương dự trữ. Hoặc khi cân nặng vượt qua mức bình thường làm gia tăng áp lực lên hệ xương và dễ dẫn đến chấn thương.

Tuổi tác

Tuổi tác càng lớn, xương càng trở nên mỏng và yếu. Trong điều kiện phát triển bình thường, mật độ xương tăng lên trong thời thơ ấu và đạt đỉnh điểm vào khoảng 25 tuổi và duy trì trong khoảng 10 năm. Sau 35 tuổi, cả nam và nữ thường mất 0,3–0,5% mật độ xương mỗi năm do quá trình lão hóa. 

Yếu tố di truyền

Mật độ xương bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố di truyền, ví dụ khi gia đình có người bị loãng xương thì chúng ta có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

Lượng hormone cơ thể

Ở phụ nữ, tình trạng mất xương tăng mạnh trong giai đoạn mãn kinh do giảm nhanh estrogen. Không có kinh kéo dài trước khi mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Còn ở nam giới, testosterone thấp có thể làm giảm khối lượng xương.

(*) Estrogen rất quan trọng trong việc duy trì mật độ xương (BMD) ở phụ nữ. Sau thời kỳ mãn kinh, khi nồng độ estrogen bắt đầu giảm, tốc độ mất xương sẽ tăng nhanh. Phụ nữ có thể bị giảm mật độ xương tới 2–4% mỗi năm trong những năm đầu tiên, dẫn đến mất tới 25–30% mật độ xương của họ trong vòng 10 năm. Sự mất xương tăng nhanh sau mãn kinh là nguyên nhân chính gây loãng xương ở phụ nữ, được gọi là loãng xương sau mãn kinh. 

Rối loạn ăn uống và các tình trạng khác

can_nang_anh_huong_den_he_xuong
Cân nặng là yếu tố ảnh hưởng đến hệ xương (Nguồn: Sưu tầm)

Ăn kiêng quá mức và thiếu cân làm xương yếu ở cả nam lẫn nữ. Các can thiệp, phẫu thuật giảm cân và các bệnh lý như celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể

Thuốc: Sử dụng corticosteroid trong thời gian dài dẫn đến tổn thương xương. Các loại thuốc khác có khả năng tăng nguy cơ loãng xương như thuốc ức chế aromatase trong điều trị ung thư vú, SSRI, methotrexate, PPI, một vài thuốc chống co giật.

Ngoài ra rượu bia và chất kích thích cũng gây ảnh hưởng không tốt đến hệ xương của chúng ta.

Làm sao để có một hệ xương chắc khỏe

Để có một hệ xương vững chắc cần phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa nhiều yếu tố khác nhau.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ xương, vô cùng cần thiết cho một hệ xương chắc khỏe.

thuc_pham_tot_cho_xuong
Thực phẩm tốt cho xương (Nguồn: Sưu tầm)
  • Chế độ dinh dưỡng giàu canxi từ việc bổ sung các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân, đậu nành, cá, rau xanh đậm,…
  • Bổ sung Magie và Kali – Hai khoáng chất ít được biết đến nhưng có tác dụng giúp xương chắc khỏe, Magie cần cho việc cân bằng Vitamin D trong cơ thể còn Kali giúp trung hòa axit và phòng ngừa canxi thất thoát ra khỏi xương
  • Đừng quên sử dụng thực phẩm chứa vitamin C trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa mất xương
  • Vitamin D cần cho cơ thể tổng hợp canxi, có trong ánh nắng mặt trời và các loại thực phẩm như cá béo, ngũ cốc, sữa, nấm,…
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Không hút thuốc, tránh uống lớn hơn 1 “drink” / ngày cho phụ nữ hoặc lớn hơn 2 “drink” cho nam giới.

*1 drink = 355ml bia, 148ml rượu vang, 44ml of vodka, whiskey, và các loại rượu mạnh khác.

Chế độ tập luyện đều đặn

che_do_tap_luyen_deu_dan
Chế độ tập luyện đều đặn (Nguồn: Sưu tầm)
  • Hoạt động thể dục thể thao: Tối thiểu 30 phút/ ngày cho bất kỳ loại hình thể thao nào
  • Các môn chịu sức nặng của cơ thể: Đi bộ, chạy bộ chậm, leo cầu thang,… giúp xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương
  • Các bài tập có kháng lực: hít đất, tập tạ, tập gym, dây kháng lực giúp tăng cường sức mạnh của hệ xương.

Hạn chế sử dụng thuốc

Một số loại thuốc khi sử dụng thời gian dài rất dễ làm tổn thương đến xương, ngoài ra với hệ cơ xương khớp, điều trị bằng thuốc được áp dụng để giảm đau trong giai đoạn đầu, chưa được chứng minh có tác dụng lâu dài. Một hệ cơ xương khớp khỏe mạnh rất cần sự tập luyện đều đặn và chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Sức khỏe tinh thần cần được quan tâm

Sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch của cơ thể, khi tinh thần vui vẻ, thoải mái, ít căng thẳng và lo âu sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật có liên quan miễn dịch. Bên cạnh đó, khi chúng ta hạnh phúc sẽ khỏe mạnh hơn và chủ động trong các hoạt động của đời sống xã hội. 

Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng đến hệ xương của chúng ta. Hãy cùng An Pháp lưu ý và quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn để duy trì cơ thể ở trạng thái tốt nhất.

Bài viết được tham khảo thông tin chuyên môn từ Bác sĩ 

(*) Encyclopedia of food and health. Academic Press, 2015 – Caballero B, Finglas P, Toldrá F.

Ngoc Tran

Phone