Rất nhiều người ở độ tuổi trung niên trở lên gặp phải hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ, không gây sự đau nhức, tê bì tay chân vô cùng khó chịu mà còn làm mất thời gian vì không thể cử động được làm cản trở sinh hoạt hằng ngày. Cùng Phòng khám An Pháp tìm hiểu nguồn cơn của căn bệnh cứng khớp vào buổi sáng và cách điều trị dứt điểm.
Hiện tượng các khớp ở tay và chân không thể cử động và co cứng lại gọi là cứng khớp. Hiện tượng này có thể diễn ra trong 15 – 20 phút hoặc thậm chí có thể kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ thì xương khớp mới trở lại hoạt động bình thường. Một số biển hiện dễ nhận thấy nhất đó là: khớp co cứng, đau nhức, tê bì khó chịu, hạn chế khả năng vận động của các khớp. Những vị trí thường xuyên bị cứng khớp đó là: ngón tay, khớp cổ tay, khớp vai, đầu gối, khớp cổ chân và các ngón chân là phổ biến nhất.
Có nguyên nhân gây ra hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy đó là:
Các bệnh xương khớp như viêm thấp khớp, viêm khớp vảy nến hay viêm cột sống dính khớp gây nên sự sưng viêm, đau nhức, nóng đỏ và co cứng ở các khớp vào buổi sáng.
Các dây thần kinh giữa ở ống cổ tay khi bị chèn ép sẽ khiến cho các khớp ngón tay ngứa ran, tê bì, sưng phồng, đau nhức và cứng khớp khi ngủ dậy.
Khi các khớp có dấu hiệu thoái hóa, bào mòn thì sẽ gây nên các gai xương, tạo áp lực lên hệ thống dây thần kinh và xuất hiện cứng khớp kèm đau nhức vào buổi sáng.
Sau khi bị chấn thương do tai nạn, chơi thể thao hoặc té ngã, sụn khớp và xương có thể bị trật hoặc nứt gãy, khiến cho các khớp bị co cứng khi thức dậy vào buổi sáng.
Một số bệnh lý khác cũng là tác nhân gây cứng khớp vào buổi sáng như: viêm bao hoạt dịch, bệnh tuyến giáp, lupus ban đỏ và bệnh gout.
Ngoài ra còn một số tác nhân gây ra hiện tượng ngày có thể là do bệnh béo phì, người ít vận động thể chất, ăn uống thiếu chất, ngủ không đúng tư thế hoặc thời tiết trở lạnh thì cũng khiến cứng khớp vào buổi sáng.
Người bệnh có thể thực hiện chườm lạnh giúp giảm viêm sưng và giảm đau nhức. Tắm nước ấm cũng làm tăng cường lưu thông máu, giúp cơ bắp được thư giãn và các khớp hoạt động linh hoạt hơn.
Thường xuyên thực hiện một số bài tập thể dục hoặc các động tác khởi động nhẹ nhàng ngay trên giường giúp kéo giãn cơ, giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường sản xuất endorphin (chất giảm đau tự nhiên) để giảm cứng khớp và đau nhức.
Người bệnh nên tránh nằm ngủ một tư thế quá lâu hoặc kê tay làm gối để không khiến máu không lưu thông hoặc chèn ép dây thần kinh gây tê cứng khớp.
Người bệnh nên có sự chỉ định của bác sĩ nếu muốn sử dụng một số loại thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm để tránh những trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc và tác dụng phụ không mong muốn nếu như lạm dụng thuốc.
Người bệnh nên tạo cho mình một chế độ ăn uống khoa học và bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng làm từ thảo mộc thiên nhiên như các loại hạt giàu canxi, glucosamine, vitamin D3 + K2 và omega 3 để hỗ trợ hấp thụ và luân chuyển canxi, các chất dinh dưỡng trong việc tái tạo sụn giúp giảm triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng.
Với chuyên gia phục hồi chức năng và đội ngũ Bác sĩ nhiều kinh nghiệm người Nhật trực tiếp huấn luyện, đội ngũ KTV tại An Pháp luôn giữ vững chất lượng dịch vụ, giám sát điều trị theo tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản. Cùng với việc kết hợp các công nghệ máy móc phục hồi chức năng được sản xuất tại Nhật Bản, Phòng khám An Pháp tự tin là đơn vị thăm khám và điều trị an toàn và uy tín về thoái hóa, phục hồi chức năng xương khớp áp dụng công nghệ và kỹ thuật Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam.
các bệnh điều trị
Tự hào là phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng đầu tiên ứng dụng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản vào công tác điều trị, Phòng khám AN PHÁP đặt chất lượng dịch vụ lên trên hàng đầu – mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.
Nếu bạn có thắc mắc hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cần tư vấn, hãy liên hệ chúng tôi thông qua số điện : 033 568 5688 hoặc thông qua Fanpage của AN PHÁP.