Cách chăm sóc sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước

1 month ago

Dây chằng chéo trước (ACL) là một dây chằng rộng ở nội khớp, với các phần bám tận chạy từ góc sau trong của lồi cầu ngoài xương đùi, đi trong rãnh liên lồi cầu đến bám tận ở mặt trước mỏm liên lồi cầu xương chày.

Tổn thương ACL cấp tính sẽ có dấu hiệu điển hình là đau sau khi chấn thương, tràn dịch khớp nhiều, khớp mất vững, giảm tầm vận động… Tổn thương ACL mãn tính sẽ gặp phải tình trạng mất vững định kỳ ở đầu gối và đau đầu gối toàn phần, đặc biệt lúc thực hiện các động tác xoay, gập, duỗi nhiều.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ về cách chăm sóc sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước. Hãy dành ít thời gian để cập nhật thông tin hữu ích cho sức khỏe nhé.

cach_cham_soc_sau_phau_thuat_tai_tao_day_chang_cheo_truoc

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước là gì

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước được thực hiện để sửa chữa hoặc thay thế ACL bị tổn thương.

Khi tái tạo ACL, dây chằng chéo đã bị tổn thương được loại bỏ và thay thế bằng một dây chằng nhân tạo hoặc dây chằng được lấy từ cơ thể của bệnh nhân (thường là gân). Sau đó, dây chằng chéo mới sẽ được gắn vào xương của đùi và xương chày nhằm tạo ra một cấu trúc ổn định và chắc chắn ở vùng gối.

Tiến hành phục hồi chức năng trước phẫu thuật

Phục hồi chức năng trước phẫu thuật – “prehab” được nghiên cứu có tác dụng tích cực như cải thiện sức mạnh cơ vùng gối, giúp bệnh nhân chuẩn bị tinh thần tốt cho cuộc phẫu thuật. 

Cần phục hồi chức năng ngay sau phẫu thuật

Phục hồi chức năng ngay sau phẫu thuật được biết đến với nhiều lợi ích như giảm sưng viêm, gia tăng tuần hoàn, đẩy nhanh quá trình lành thương và tránh teo cơ, cứng khớp nhờ vào tăng khả năng vận động và sức mạnh của các nhóm cơ.

>> Phục hồi chức năng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước

Những điều cần lưu ý cho bệnh nhân phẫu thuật dây chằng chéo trước

Giữ tư thế tốt cho vùng gối

Tư thế ngồi

Ngồi với chân thẳng, không bắt chéo chân, không ngồi xếp bằng: Khi ngồi, hãy giữ chân thẳng, nâng cao chân một chút để giảm áp lực trên khớp gối và giữ cho đầu gối trong tư thế thoải mái, ổn định.

Thay đổi tư thế thường xuyên, hạn chế giữ một tư thế quá lâu và vận động nhẹ nhàng để tránh căng thẳng quá mức cho khớp gối.

Tư thế đứng

Tư thế đứng thẳng, đảm bảo trọng lượng đều hai chân.

Nên sử dụng tay vịn hoặc dụng cụ hỗ trợ trong tư thế đứng để giữ khớp gối ổn định và hạn chế đứng quá lâu

Tư thế đứng tự nhiên và thoải mái: Hãy giữ một tư thế đứng tự nhiên và thoải mái, không chuyển động đột ngột nhiều hoặc chịu trọng lượng lên chân bị tổn thương.

Tư thế nằm

Tư thế nằm phẳng (nằm ngửa): Nằm với đầu và cơ thể nằm thẳng, đặt một chiếc gối dưới đầu để hỗ trợ vùng cổ và đặt một chiếc gối từ đầu gối đến gót chân để giữ cho chân ở tư thế thoải mái. Điều này giúp giảm căng thẳng trên khớp gối.

Tư thế trong sinh hoạt

  • Tránh những tư thế khiến vùng gối bị căng quá mức như ngồi xổm, ngồi bệt, ngồi xếp bằng
  • Đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi, hạn chế chuyển động đột ngột
  • Nên có công cụ hỗ trợ đi lại trong thời gian đầu sau mổ
  • Tránh khiêng vác đồ vật nặng.

Chuẩn bị vật chất trong sinh hoạt

Phòng ngủ

  • Bố trí giường ngủ dễ tiếp cận hoặc tay vịn an toàn
  • Sử dụng gối hoặc gối hỗ trợ để giữ cho đầu, thân mình và chân ở tư thế thoải mái, đặc biệt là khi nằm ngửa hoặc nghiêng.

Phòng tắm

  • Lắp đặt các thanh cầm hoặc ghế tắm cao, đảm bảo vòi sen trong tầm tay
  • Sử dụng thảm chống trơn trượt trên sàn nhà tắm để phòng chống té ngã.

Phòng khách và phòng ăn

  • Đảm bảo các vật dụng hàng ngày được đặt ở nơi dễ tiếp cận mà không cần phải với hoặc đứng lâu
  • Di chuyển đồ đạc cần thiết xuống nơi dễ tiếp cận, tránh việc phải với tay quá cao để lấy đồ.

Phòng làm việc

  • Sắp xếp bàn làm việc và các vật dụng dễ lấy và không gây áp lực cho khớp gối.
  • Sử dụng ghế có thể điều chỉnh được cao độ để đảm bảo tư thế ngồi đúng và thoải mái.

Sân vườn hoặc khu vực xung quanh

  • Nếu có sân vườn hoặc khu vực ngoài trời, hãy đảm bảo bề mặt phẳng, dễ đi lại, tránh trơn trượt, loại bỏ các địa hình gồ ghề
  • Luôn bố trí ghế trong sân để thuận tiện nghỉ ngơi khi cần thiết
  • Loại bỏ vật dụng có nguy cơ gây té ngã.

Luyện tập

Tham khảo ý kiến Bác sĩ Phục hồi chức năng và kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu để được hướng dẫn các bài tập phù hợp nhằm phục hồi chức năng vận động tốt nhất.

Bai_tap_luot_got
Bài tập lướt gót (Nguồn: Sưu tầm)
  • Các bài tập trước khi phẫu thuật
  • Thực hiện các bài tập tại giường ngay sau phẫu thuật
  • Các bài tập duy trì nhằm tăng sức mạnh cơ và tầm độ vận động của khớp gối

Chế độ dinh dưỡng

Tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất… nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng

thuc_pham_tot_cho_suc_khoe
Thực phẩm lành mạnh (Nguồn: Sưu tầm)
  • Protein cần thiết cho sự phục hồi, tái tạo cơ bắp và mô liên kết. Hãy ưu tiên các nguồn protein giàu như thịt gia cầm, cá, hạt, đậu, và sữa, trứng…
  • Tăng cường vitamin C, vitamin D và canxi để hỗ trợ quá trình tái tạo mô liên kết và xương.
  • Giữ cân nặng ổn định để giảm áp lực lên khớp gối và hỗ trợ quá trình phục hồi
  • Cân nhắc tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng calo và chế độ ăn uống phù hợp nhất.
  • Uống đủ nước giúp duy trì sự linh hoạt của các mô, giảm nguy cơ sưng viêm và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
  • Hạn chế thức ăn và đồ uống có thể gây viêm như thức ăn chứa nhiều đường và chất béo bão hòa. Thay vào đó, ưu tiên thực phẩm giàu chất chống viêm như rau xanh đậm, trái cây ít ngọt, hạt và các loại thực phẩm có chứa axit béo omega-3.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu và caffeine, vì chúng có thể gây ra viêm và sự không ổn định trong cơ thể.

Thăm khám và theo dõi thường xuyên

Thăm khám định kỳ với bác sĩ phục hồi chức năng và chuyên gia vật lý trị liệu hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường của cơ thể để quá trình phục hồi của bạn tốt nhất và đạt hiệu quả cao.

Hạn chế các yếu tố làm tăng nguy cơ tái chấn thương

  • Hạn chế các tư thế ảnh hưởng xấu và làm tăng áp lực lên vùng gối đang chấn thương
  • Hạn chế vận động mạnh, khiêng vác vật nặng và các hoạt động gắng sức
  • Trước khi quay lại thể thao cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia để đảm bảo an toàn cho vùng chấn thương dây chằng chéo trước
  • Không nên bất động quá lâu dễ dẫn đến yếu cơ, teo cơ, cứng khớp
  • Tuân thủ phác đồ điều trị và liên hệ hay khi có dấu hiệu bất thường.

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật ở đâu

Hãy đến cơ sở Y tế theo chỉ định của Bác sĩ phẫu thuật hoặc Bệnh viện, Phòng khám Phục hồi chức năng để được phục hồi trong thời gian sớm nhất.

Với mong muốn phục hồi tối đa chức năng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau phẫu thuật, An Pháp tâm huyết xây dựng đội ngũ Y khoa chuyên sâu và toàn diện, đồng thời ứng dụng các phương pháp khoa học có kiểm chứng trong chẩn đoán và điều trị

Mỗi bệnh nhân được thiết kế chương trình điều trị riêng biệt theo thể trạng để phục hồi tốt nhất, sớm quay lại với đời sống bình thường.

Trên đây là chế độ chăm sóc sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước ACL. Hãy thường xuyên theo dõi An Pháp để cập nhật các thông tin về phục hồi chức năng nhanh nhất.

*Bài viết được tham khảo chuyên môn từ Bác sĩ Phục hồi chức năng

*Tham khảo ý kiến Y bác sĩ hoặc chuyên gia Y tế trước khi thực hiện các chế độ tập luyện và sinh hoạt để được hỗ trợ tốt nhất.

Ngoc Tran

Phone