Chế độ chăm sóc cho người thoái hóa khớp gối

2 months ago

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam, thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi với tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn.

Đa số người bị thoái hóa khớp gối đều có triệu chứng, tuy nhiên ở giai đoạn sớm không phải ai mắc bệnh cũng xuất hiện triệu chứng dù có dấu hiệu thoái hóa trên chẩn đoán cận lâm sàng. 

Trong bài viết này, An Pháp sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc người thoái hóa khớp gối tại nhà một cách an toàn và hiệu quả.

che_do_cham_soc_nguoi_thoai_hoa_khop_goi
Cách chăm sóc cho người thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Thoái khớp gối được phân loại thành nguyên phát và thứ phát.

Với thoái hóa khớp gối nguyên phát đến từ yếu tố lão hóa của khớp, tuổi càng cao nguy cơ thoái hóa khớp càng cao. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, nội tiết tố và chuyển hóa cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoái hóa.

Còn thoái hóa khớp gối thứ phát có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau với nhiều nguyên nhân như: Cấu trúc trục khớp bị thay đổi, bị lệch bẩm sinh, sau chấn thương hoặc do viêm tại khớp gối,…

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có hai triệu chứng chính là: Đau tại vùng đầu gối và giới hạn tầm vận động. 

Triệu chứng thoái khớp gối ban đầu thường không rõ ràng, tiến triển chậm và từ từ, có hiện tượng cứng khớp và đau khi thực hiện một số tư thế nhất định, cuối cùng ở giai đoạn nặng nhất có thể gây lệch trục khớp gối (thường gặp biến dạng chân chữ O)

>> Tìm hiểu thêm về bệnh lý thoái hóa khớp gối

Cách chăm sóc người bị thoái hóa khớp gối

Để chăm sóc tốt nhất cho người bị thoái hóa khớp gối cần phối hợp nhiều yếu tố khác nhau và quan trọng nhất là sự chủ động từ phía bệnh nhân.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh có tác động tích cực khớp gối như giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa và chậm diễn tiến bệnh.

Việc giảm cân có tác dụng tốt cho những người bị thoái hóa khớp gối, việc giảm trọng lượng cơ thể thể sẽ cải thiện triệu chứng đau, sưng, viêm duy trì tốt các chức năng của khớp gối và giúp sụn chắc khỏe.

dinh_duong_lanh_manh

Để giảm cân, bạn có thể áp dụng:

  • Giảm thực phẩm nhiều calo rỗng và chất béo xấu
  • Giảm lượng đường tinh chế 
  • Bổ sung thực phẩm có nguồn gốc thực vật như hạt và rau xanh đậm nhiều hơn
  • Ăn trái cây ít ngọt, chứa nhiều vitamin C như họ cam chanh, berries,… giúp chống oxy hóa và hạn chế giảm mật độ xương
  • Bổ sung omega-3 có từ các loại cá béo như: Cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu…nhằm giảm tình trạng đau cứng khớp vào buổi sáng
  • Bổ sung vitamin D – vitamin cần thiết để tổng hợp canxi trong cơ thể giúp ổn định cấu trúc và hệ xương khớp vững vàng, khỏe mạnh
  • Bổ sung vitamin K hỗ trợ quá trình chuyển hóa sụn, giúp hạn chế viêm khớp gối và tổn thương sụn khớp

Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt

Hạn chế tối đa các tư thế gây hại cho khớp gối như ngồi xổm, ngồi xếp bằng, quỳ gối, đứng lâu, đứng ở tư thế sai (chịu lực vào một chân) khiến trục chịu lực hai bên khớp gối bị thay đổi, mất cân bằng dễ dẫn đến tổn thương khớp gối.

Thay vào đó hãy sử dụng ghế nếu bắt buộc phải ngồi thấp hoặc chống chân trước chân sau khi ngồi để giảm tải áp lực lên khớp gối và các sụn.

Thiết kế giường ngủ, ghế ngồi, nhà tắm phù hợp với người bị đau khớp gối

  • Không nên ngủ sàn thấp vì sẽ khó khăn khi ngồi dậy
  • Thiết kế tay vịn chắc chắn ở cầu thang, nhà tắm để hỗ trợ cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối
  • Nên sử dụng ghế ngồi cao, chắc chắn và hạn chế ngồi thấp để giảm áp lực lên vùng đầu gối.

Vận động bằng các bài tập dành cho thoái hóa khớp gối

Dành thời gian đạp xe nhẹ nhàng để cơ thể linh hoạt hơn, chúng ta thường lầm tưởng khi đau cần nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế đi lại. Nhưng thực tế bất động lâu sẽ dẫn đến teo cơ, cứng khớp, do đó, đi lại và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp duy trì chức năng cơ thể và vùng khớp gối. Tuy nhiên ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối có kèm thừa cân, thì đạp xe sẽ tốt hơn cho khớp gối do vẫn duy trì được cử động khớp nhưng không bắt khớp chịu tải trọng của toàn bộ cơ thể. 

Bên cạnh đó, tập vật lý trị liệu tại cơ sở y tế và chủ động lập luyện tại nhà sẽ giúp duy trì tốt nhất chức năng của khớp gối, giúp sinh hoạt, làm việc bình thường tối đa so với thể trạng và hoàn cảnh của bệnh nhân.

Bài tập giữ thăng bằng

Bài tập 1

bai-tap-giu-thang-bang
Bài tập giữ thăng bằng (Nguồn: Sưu tầm)

– Đứng 1 tay bám thành ghế hoặc bàn, từ từ co từng chân lên để đứng bằng 1 chân,

– Giữ ở tư thế co chân khoảng 5- 15 giây sau đó hạ chân xuống rồi đổi chân.

– Mỗi chân thực hiện 5 lần.

Bài tập 2

bai_tap_giu_thang_bang_voi_bac_thang
Bài tập giữ thăng bằng với bậc thang (Nguồn: Sưu tầm)

– Đứng cạnh một cái bục hoặc cầu thang bộ (chiều cao bục khoảng 10-15cm).

– Đứng tại chỗ, 1 tay bám vào thành cầu thang (nếu cần), từng chân bước lên bục hoặc cầu thang sau đó hạ xuống rồi đổi chân.

– Mỗi chân thực hiện 5 lần.

Bài tập mạnh cơ vùng đùi

Bài tập vỏ sò

Nằm nghiêng với đầu gối gập. Siết chặt mông của bạn. Nâng đầu gối trên của bạn lên cao nhất có thể mà không để xương chậu xoay về phía trước hoặc phía sau. Giữ hai chân sát nhau và thẳng lưng trong khi tập. Hạ từ từ xuống. Lặp lại 10 lần.

Bài tập tăng tầm vận động

Gập và duỗi đầu gối

Nằm ngửa với đầu gối thẳng. Từ từ uốn cong đầu gối bị ảnh hưởng đến mức thoải mái. Giữ tư thế trong 10 giây rồi từ từ trở về tư thế thẳng. Lặp lại 10 lần.

Theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên

Thường xuyên thăm khám với bác sĩ, kỹ thuật viên theo dõi diễn tiến bệnh lý để kịp thời can thiệp, có sự điều chỉnh và thay đổi với mục tiêu giúp bệnh nhân quay lại đời sống bình thường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Giáo dục sức khoẻ

Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.

Bệnh nhân phải biết rằng chế độ ăn uống và lao động nặng có ảnh hưởng đến thoái hóa khớp.

Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối ở đâu

doi_ngu_an_phap
Đội ngũ An Pháp

Phòng khám Phục hồi chức năng An Pháp mong muốn mang đến sự đồng hành và chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối thông qua việc ưu tiên phát triển đội ngũ Y khoa chuyên sâu, đa chiều và toàn diện.

Đồng thời, trang thiết bị tiên tiến được tối ưu hóa theo trải nghiệm người dùng sẽ tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả mỗi lần điều trị.

Hãy đến với An Pháp để được thăm khám và điều trị cá nhân hóa nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như sự an tâm xuyên suốt quá trình điều trị của bạn.

Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc người thoái hóa khớp gối. An Pháp mong rằng bài viết sẽ mang đến những chia sẻ bổ ích và hỗ trợ bạn trong đời sống hàng ngày để bạn an tâm, vững bước trên hành trình phục hồi chức năng của chính mình.

*Bài viết được tham khảo thông tin chuyên môn từ Bác sĩ Phục hồi chức năng.

Ngoc Tran

Phone