Tìm hiểu nhanh phục hồi chức năng sau gãy xương bả vai

3 months ago
Phục hồi chức năng sau gãy xương bả vai

Xương bả vai là một vị trí xương rất khó gãy và khi xảy ra gãy xương thường liên quan đến những chấn thương khác. Bất kỳ một chấn thương nào xảy ra, chúng ta cũng cần hiểu được cơ chế và phương pháp điều trị cũng như phục hồi như thế nào để có cách tiếp cận phù hợp nhất. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng An Pháp tìm hiểu về tình trạng gãy xương bả vai và phục hồi chức năng sau gãy xương bả vai nhé.

phuc_hoi_chuc_nang_sau_gay_xuong_ba_vai
Phục hồi chức năng sau gãy xương bả vai

Tìm hiểu về xương bả vai

Xương bả vai có hình tam giác, là xương nối giữa xương đòn và xương cánh tay, có chức năng như vị trí liên kết cho các nhóm cơ ngực, cột sống và chi trên. Xương bả vai còn giúp chi trên chuyển động xoay, đồng thời, hỗ trợ dang và xoay ở khớp ổ chảo.

Cơ chế gãy xương bả vai

Xương bả vai rất khó gãy, thường liên quan đến đa chấn thương, gãy xương ở vị trí khác. Cơ chế phổ biến gây gãy xương bả vai thường do bị lực cường độ cao tác động trực tiếp như

  • Tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông
  • Va đập cực mạnh vào vùng bả vai
  • Chấn thương vùng khác có liên quan đến xương bả vai
  • Té ngã ở tư thế duỗi thẳng gây lực trực tiếp lên vùng bả vai

Và một số nguyên nhân khác ít gặp hơn…

Chẩn đoán 

Chẩn đoán lâm sàng

  • Bệnh nhân cần được khám lâm sàng để được loại trừ các nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng
  • Khám thực thể vai và chi trên. Kiểm tra mức độ di lệch và tổn thương của xương
  • Kiểm tra chấn thương có liên quan đến mạch máu, thần kinh để có hướng điều trị kịp thời
  • Chức năng vận động trong trường hợp này có thể khó đánh giá vì liên quan đến đa chấn thương
  • Kiểm tra tình trạng nứt hở xương bả vai rất cần thiết để xử lý lập tức.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh trên X-quang để đánh giá tình trạng gãy xương bả vai và chấn thương liên quan. Nếu có lo ngại về chấn thương liên quan đến phần mềm như dây chằng, sụn cần chụp MRI để đánh giá. 

Triệu chứng gãy xương bả vai

Sau xảy ra sự cố chấn thương vùng bả vai, cần lưu ý các triệu chứng sau và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời

  • Cảm giác đau nhức dữ dội ở vùng bả vai, tăng đau khi di chuyển vùng cánh tay, khó nâng được cánh tay lên
  • Có dấu hiệu sưng đỏ, bầm tím vùng bả vai
  • Cảm nhận được sự di lệch của xương bả vai và biến dạng vùng vai khi quan sát
  • Có thể đau hơn khi hít thở sâu.

Phương pháp điều trị

Chỉ định phẫu thuật khi có chấn thương liên quan mạch máu, thần kinh. Tùy thuộc vào mức độ di lệch, thể trạng, tuổi tác, giới tính để quyết định việc can thiệp Y tế như thế nào.

Trong các trường hợp mức độ di lệch tối thiểu, thường được điều trị bảo tồn bằng cách cố định bằng dây đeo và băng ép. Đồng thời, tiến hành càng sớm càng tốt các bài tập vận động nhẹ nhàng, vừa phải để tránh teo cơ, cứng khớp.

Phục hồi chức năng sau gãy xương bả vai 

Chúng ta cần bắt đầu các bài tập vật lý trị liệu để tránh bị cứng khớp vai, mất khả năng vận động khớp vai khi bất động trong thời gian dài.

Khuyến khích bắt đầu cử động vai trong tuần đầu tiên sau chấn thương và được duy trì đều đặn cho đến khi tầm vận động cũng như chuyển động của khớp vai bình thường trở lại.

Các bài tập ban đầu được bắt đầu trong tuần đầu tiên và tuần thứ hai sau chấn thương theo hướng dẫn của nhà vật lý trị liệu với điều kiện là cơn đau không tăng lên do các bài tập.

Các bài tập cho các khớp không bị tổn thương có thể được bắt đầu trong vòng hai ngày đầu tiên sau chấn thương.

(**)

Tuần 0 đến 3 – Bài tập Giai đoạn 1

bai_tap_co_khuyu_tay
Bài tập co khuỷu tay (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
  • Mở và đóng bàn tay
  • Uốn cong cổ tay để mở rộng
  • Gập và duỗi khuỷu tay trong phạm vi không đau
  • Xoay cẳng tay
bai_tap_duoi_khuyu_tay
Bài tập duỗi khuỷu tay (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Tuần 3 đến 6 – Bài tập giai đoạn 2

  • Bài tập lắc vai
  • Hỗ trợ uốn cong vai chủ động
  • Dang vai được hỗ trợ tích cực
  • Xoay ngoài được hỗ trợ tích cực

Sau tuần 6 – Bài tập giai đoạn 3

bai_tap_voi_tuong
Bài tập với tường (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
  • Chủ động gập vai về phía trước
  • Dang vai chủ động
  • Chủ động xoay vai ra ngoài
  • Các bài tập tăng cường sức mạnh cho chi trên bằng cách sử dụng tạ và dây kháng lực.
  • Bài tập rút vai – còn gọi là bài tập bóp xương bả vai
  • Chống đẩy trên tường
  • Tăng cường vòng bít xoay: Vòng bít xoay tĩnh – đẩy vào và đẩy ra
  • Xoay vai ngoài bằng dây kháng lực

>> Tìm hiểu thêm về Phục hồi chức năng sau gãy xương đòn

>> Tìm hiểu thêm về chấn thương thể thao

*Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện các bài tập

Tiên lượng

“Các nghiên cứu chứng minh: 86% trường hợp gãy xương được điều trị bảo tồn không cần phẫu thuật kết quả từ tốt đến xuất sắc. Ít hơn 1% số ca gãy xương cần phẫu thuật, và kết quả chức năng cũng rất tốt”. (*)

Thời gian hồi phục thường rơi vào khoảng 3 – 4 tháng sau điều trị bảo tồn hoặc sau phẫu thuật.

Gãy xương bả vai mặc dù là tình trạng ít gặp nhưng vẫn cần hiểu để bảo vệ và chăm sóc bản thân tốt hơn, chú ý trong sinh hoạt, vận động, công việc cường độ cao để hạn chế chấn thương. Trên đây là thông tin về phục hồi chức năng sau gãy xương bả vai, thường xuyên truy cập website An Pháp để cập nhật thông tin Y khoa cần thiết.

Trên đây là các thông tin Y khoa về phục hồi chức năng sau gãy xương bả vai. Thường xuyên theo dõi website An Pháp để cập nhật kiến thức về Phục hồi chức năng nhanh nhất mọi người nhé.

Tài liệu tham khảo

Bài viết được tham khảo thông tin chuyên môn của Bác sĩ Phục hồi chức năng

(*) Zlowodzki M, Bhandari M, Zelle BA, Kregor PJ, Cole PA. Treatment of scapula fractures: systematic review of 520 fractures in 22 case series. J Orthop Trauma. 2006 Mar;20(3):230-3.

(**)

Scapular fracture. Wikipedia. Wikimedia Foundation; 2021]. 

Scapula (shoulder blade) fractures – orthoinfo – AAOS. OrthoInfo. 2014. 

Scapula fracture. NHS. 2021. Demetrious T, Harrop B. Scapula fracture – shoulder blade fracture. PhysioAdvisor. 2017. 

Scapula fracture. Scapula fracture  · Virtual Fracture Clinic. Brighton & Sussex University Hospital Trust. 

Ngoc Tran

Phone