Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến, không chỉ thường gặp ở người lớn tuổi, ngày nay bệnh có xu hướng phát triển ở cả những người trẻ tuổi. Nếu không điều trị từ sớm, thoái hóa cột sống có thể tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

1. Nhận diện dấu hiệu của thoái hóa cột sống chớ nên bỏ qua

Thoái hóa cột sống hiểu đơn giản là tình trạng viêm xương khớp tại cột sống, trong đó phổ biến nhất là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng. Các biểu hiện của thoái hóa cột sống mà bạn cần biết

Xuất hiện cơn đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài trong nhiều tuần.
Cơn đau tăng khi vận động, thực hiện tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.
Cơn đau ở lưng có thể lan xuống chân, gây tê và mất thăng bằng khi di chuyển.
Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, kèm theo cơn đau co thắt cơ bắp.

Hiện nay, tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống cổ ở nam giới và nữ giới là ngang bằng nhau. Đây cũng là bệnh lý mãn tính phổ biến, với tính chất diễn biến chậm và có thể thoái hóa ở bất kỳ đốt sống nào. Trong đó, đoạn C5 – C6 – C7 trên cột sống là dễ gặp nhất.

2. Cẩn thận với biến chứng thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường như:

Hội chứng tăng – giảm huyết áp: Huyết áp tăng giảm bất thường, đôi lúc giảm mạnh hoặc tăng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.

Rối loạn tiền đình: Cột sống cổ bị thoái hóa có thể cản trở lưu thông máu tới não, gây ra rối loạn tiền đình với các cơn đau đầu, chóng mặt hoặc chán ăn.

Thoát vị đĩa đệm: Dây thần kinh chèn ép rễ thần kinh, lâu dần khiến các bộ phận bị thoái hóa chuyển sang thoát vị đĩa đệm, gây mất kiểm soát vận động, dẫn đến teo cơ hoặc bại liệt.

Biến dạng cột sống: Cơn đau thắt lưng khiến người bệnh phải nghiêng hoặc cúi người khi di chuyển. Về lâu dài làm cho cột sống thắt lưng bị biến dạng (gù, vẹo hoặc cong).

Chèn ép dây thần kinh: Các dây thần kinh bị chèn ép, cơn đau lan tới vùng mông và tứ chi. Nếu không điều trị sớm có thể gây đau nhức, co cơ và tăng nguy cơ bại liệt.

Đau ngực: Xuất hiện các cơn đau bầu ngực và đau dai dẳng một bệnh cơ ngực do gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và số 7 bị chèn ép bởi các gai xương

3.Thuốc giảm đau và phẫu thuật – liệu có phải phương pháp điều trị hiệu quả?

Khi bị thoái hóa cột sống, nhiều người thường chọn dùng thuốc giảm đau hoặc nặng hơn là phẫu thuật cột sống. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời, nếu lạm dụng có thể làm đau nhức thêm nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gan, thận, dạ dày.

Với phẫu thuật, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro từ quá trình gây mê toàn thân hay tình trạng nhiễm trùng, đau nhức hậu phẫu. Do vậy đây chỉ nên là lựa chọn cuối cùng, khi các cách bảo tồn khác không hiệu quả và được bác sĩ chỉ định thực hiện.

4.Trị thoái hóa cột sống an toàn – hiệu quả với phương pháp không dùng thuốc, không phẫu thuật

Nên hiểu rằng, nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống là  do sự sai lệch đốt sống và chèn ép ở dây thần kinh. Vì thế, cách tốt nhất để điều trị tận gốc, hạn chế tối đa quá trình thoái hóa là điều chỉnh đốt sống bị lệch và giảm sự chèn ép này. Bằng các thao tác dùng tay nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu sẽ đưa các đốt sống sai lệch về vị trí ban đầu, từ đó giải phóng áp lực, giúp chữa bệnh thoái hóa cột sống mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Thoái hóa cột sống là căn bệnh xương khớp mãn tính phổ biến. Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng song các đốt sống bị tổn hại khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Phone