Chấn thương cột sống là loại chấn thương thường gặp trong lao động và sinh hoạt hằng ngày. Khi xảy ra chấn thương, người bệnh cần phải được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, các hoạt động cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân không đúng kỹ thuật cũng gây ra biến chứng nặng. Do đó, sự thiếu hiểu biết trong công tác cấp cứu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về chấn thương cột sống và phương pháp điều trị an toàn và tối ưu

1. Chấn thương cột sống là gì?
Cột sống đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Chúng có chức năng nâng đỡ toàn bộ hệ thống xương khớp cũng như thần kinh của cơ thể. Vì vậy, tủy sống và các dây thần kinh cũng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng khi bị cột sống bị chấn thương. Một số chấn thương phổ biến như:
- Dây chằng cột sống bị đứt.

- Lệch một hoặc nhiều khớp xương đốt sống.
- Rách hoặc thoát vị đĩa đệm đi kèm.
- Gãy một hoặc nhiều xương đốt sống.
2. Nguyên nhân gây chấn thương cột sống
Có nhiều nguyên nhân gây ra chấn thương cột sống, điển hình như:
- Do tai nạn giao thông
- Chấn thương thể thao khi tham gia các bộ môn thể thao: đua xe đạp, trượt ván, xiếc, võ thuật, bóng đá,..
- Do tai nạn lao động, sinh hoạt, ẩu đả. Té, ngã, … khiến cột sống bị va đập mạnh những vật cứng và gây chấn thương.
- Do nạn nhân tự tử. Thắt cổ là một trong những nguyên nhân gây gãy cột sống cổ.
Tùy vào các nguyên nhân khác nhau, thì mức độ chấn thương cũng khác nhau. Có thể kể đến một số chấn thương: vỡ; di lệch; lún cột sống; chèn ép; phù nề; chảy máu tủy sống.
3. Chấn thương cột sống có nguy hiểm không?

Chấn thương cột sống nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Điển hình như:
- Rối loạn vận động, mất hoàn toàn khả năng vận động: Chấn thương cột sống vùng thắt lưng hoặc ngực sẽ làm bệnh nhân giảm hoặc mất vận động chủ động hai chân. Ngoài ra, chấn thương cột sống cổ có thể liệt tứ chi. Hơn thế nữa, nếu người bệnh bị rối loạn trương lực cơ có thể gây co rút; teo cơ; cứng khớp; loãng xương; rỗng tủy.
- Rối loạn cảm giác: Người bệnh sẽ bị giảm hoặc mất cảm giác phía dưới vùng tủy sống bị tổn thương. Từ đó dẫn đến các biến chứng và thương tật thứ phát như loét tì đè, …
- Rối loạn thần kinh thực vật: Đây được xem là biến chứng rất phổ biến: gây hạ đường huyết; rối loạn điều nhiệt; tăng tiết mồ hôi; viêm tắc tĩnh mạch; rối loạn đại tiểu tiện và một số biến chứng về hô hấp. …
4. Các cách điều trị chấn thương cột sống
Tùy vào vị trí và mức độ chấn thương cột sống khác nhau, người bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
4.1. Theo dõi và dùng thuốc
Thuốc giảm đau thường chỉ có chức năng giảm đau tạm thời và chỉ được dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ. Một số trường hợp lạm dụng thuốc giảm đau gây ra một số tác dụng phụ và gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe. Một số tác dụng phụ có thể kể đến như:
- Làm thủng dạ dày, ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng.
- Nguy cơ suy thận .
- Gây suy tim, cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Gây biến chứng hoại tử, tê liệt cử động.
- Cảm giác chán ăn, đau nhức, mệt mỏi và suy nhược khi ngưng sử dụng thuốc.
4.2. Phẫu thuật cột sống
Một số trường hợp bị chấn thương nặng như: tủy sống bị chèn ép, di lệch xương cột sống, … thường áp dụng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này giúp giảm bớt sự di lệch của xương cột sống và giúp làm vững cột sống trở lại.
Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn nhiều chi phí và cũng đem lại nhiều rủi ro nguy hiểm gây nhiễm trùng. Do đó, bệnh nhân chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
4.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp giúp hồi phục khả năng vận động. Phương pháp này được đánh giá cao trong việc phục hồi chức năng xương cột sống bởi vì không thuốc và sử dụng đến phương pháp phẫu thuật. Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân tự mình vận động và sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, phương pháp vật lý trị liệu cũng hạn chế các biến chứng của chấn thương như teo cơ, cứng khớp…
Với phương pháp vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ được áp dụng những bài tập vận động được thiết kế riêng. Bệnh nhân sẽ: tập ho; thở; cử động cơ; di chuyển; ngồi tĩnh và động thăng bằng,… Hơn thế nữa, các phòng khám vật lý trị liệu phục hồi chức năng uy tín, chuyên nghiệp còn kết hợp thiết bị, dụng cụ, công nghệ hiện đại vào trong quy trình điều trị. Điều này sẽ giúp các bệnh nhân sớm hồi phục tự nhiên và đem lại khả năng vận động trong thời gian ngắn.
Khám và điều trị chấn thương cột sống uy tín tại phòng khám An Pháp – Chuyên khoa phục hồi chức năng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản
Phòng khám phục hồi chức năng An Pháp là trung tâm khám và điều trị phục hồi chức năng áp dụng kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam. Đội ngũ kỹ thuật viên trình độ tốt nghiệp đại học chuyên ngành phục hồi chức năng – vật lý trị liệu; được tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng. Hơn thế nữa, đội ngũ kỹ thuật được có bổ sung kỹ thuật điều trị của các chuyên gia trong nước và Nhật Bản. Ngoài ra, cứ hai tuần 1 lần đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên hội chẩn với chuyên gia đầu ngành bằng hình thức trực tuyến. Đồng thời cập nhật các cách điều trị mới của các nước trên thế giới.
Chấn thương cột sống vô cùng nguy hiểm đến hoạt động sinh hoạt và sức khỏe. Phòng khám An Pháp tự tin là nơi thăm khám và điều trị an toàn và uy tín về thoái hóa, phục hồi chức năng xương khớp. Nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Liên hệ ngay với chúng tôi.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các Bệnh lý cơ xương khớp tại Phòng khám An Pháp, quý khách có thể liên hệ:
- Địa chỉ: 74-76-78 Ngô Quyền, phường 7, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 033 568 5688 / (028) 3855 0380
- Email: booking@anphap.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/anphaprehabilitation