4 bài tập phục hồi chức năng hiệu quả sau gãy xương đòn

7 months ago

Gãy xương đòn là một trong những loại gãy xương phổ biến và dễ lành nhất, tuy vậy nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt nhất định của bạn sau này. Lưu ngay 4 bài tập phục hồi chức năng hiệu quả sau gãy xương đòn để duy trì cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh và linh hoạt bạn nhé.

bai_tap_phuc_hoi_chuc_nang_sau_gay_xuong_don
Bài tập phục hồi chức năng hiệu quả sau gãy xương đòn

Phương pháp điều trị gãy xương đòn

Tùy thuộc vào tình trạng gãy xương, mức độ di lệch, có biến chứng hay không, thể trạng, giới tính và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn.

Trường hợp gãy xương có biến chứng mạch máu thần kinh, cần chỉ định phẫu thuật.

Dù là điều trị bảo tồn hay phẫu thuật chỉnh hình, bệnh nhân đều cần tập phục hồi chức năng sớm nhất có thể để tránh bị teo cơ, cứng khớp và hồi phục hồi tối đa chức năng vận động. Giai đoạn bất động càng lâu, càng chậm hồi phục.

Một số bài tập phục hồi chức năng sau gãy xương đòn

Mục tiêu

  • Duy trì sức mạnh cơ, tầm vận động của khớp lân cận (Ví dụ: Khớp khuỷu, cổ tay)
  • Giảm sưng, tăng tuần hoàn, tránh teo cơ.

Lưu ý

  • Sử dụng đai đeo tay để nâng đỡ (Cần sử dụng hầu hết thời gian, đeo đai vào ban ngày, ngoại trừ khi tập thể dục và vệ sinh cá nhân)
  • Cần phải tự vận động khuỷu tay và cổ tay nhiều lần trong ngày để tránh bị cứng khuỷu tay và cổ tay
  • Không nâng khuỷu tay của bạn cao hơn vai vì điều này có thể gây đau

Tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi tự thực hiện các bài tập dưới đây.

Bài tập 1: Bài tập quả lắc

Trong bài tập này, cúi người về phía trước ở thắt lưng và để cánh tay bị thương của bạn thả lỏng xuống đất. Dùng tay tạo những vòng tròn nhỏ và để quán tính di chuyển cánh tay của bạn một cách dễ dàng. Cố gắng tạo các vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.

bai_tap_qua_lac
Bài tập quả lắc (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bài tập 2: Tăng sức mạnh cầm nắm

Tập luyện cùng một quả bóng nhỏ (Bóng vợt có tác dụng tốt) hoặc các ngón tay với áp lực nhẹ nhàng, thực hiện đều đặn trong ngày.

bai_tap_voi_qua_bong_nho
Bài tập với quả bóng nhỏ giúp tăng cảm giác cầm nắm (Nguồn: Sưu tầm)
  1. Mở và nắm bàn tay: Mở các ngón tay và ngón cái sao cho bàn tay có cảm giác căng vừa phải, sau đó nắm chặt quả bóng
  2. Nâng ngón tay: Đặt bàn tay lên một mặt phẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó nâng từng ngón tay và giữ lại 5 – 10 giây (chú ý giữ các ngón tay còn lại không xê dịch trên mặt phẳng). Thực hiện lần lượt 5 ngón tay và bên tay còn lại.
  3. Ép trỏ vào ngón tay: Đặt ngửa bàn tay lên mặt phẳng, ép từng ngón tay với ngón cái tạo thành hình chữ O, giữ lại 5 – 10 giây. Thực hiện lần lượt với bàn tay còn lại.

Bài tập 3: Bài tập cho cơ tam đầu

Cơ tam đầu brachii là cơ ở phía sau cánh tay trên, chịu trách nhiệm chính cho việc duỗi khuỷu tay. Đặt cánh tay bị thương của bạn lên bàn với khuỷu tay tạo thành một góc 90 độ. Tạo một nắm đấm và ấn nó lên bàn bằng toàn bộ cẳng tay của bạn, từ nắm tay đến khuỷu tay. Cánh tay của bạn sẽ không cử động nhưng cơ tam đầu sẽ co lại

Bài tập 4: Bài tập vận động khớp khuỷu

Tư thế: Ngồi hoặc đứng với cánh tay sát bên thân người. Sau đó thực hiện cử động gập – duỗi khuỷu; quay sấp – quay ngửa cẳng tay.

bai_tap_van_dong_khop_khuyu
Bài tập vận động khớp khuỷu (Nguồn: Sưu tầm)
bai_tap_van_dong_khop_khuyu
Bài tập vận động khớp khuỷu (Nguồn: Sưu tầm)

Các bài tập thực hiện khoảng 10-15 lần một động tác và lặp lại 2 – 3 lần trong ngày

Trên đây là các bài tập quan trọng giúp quá trình phục hồi sau gãy xương đòn diễn ra nhanh hơn, từ đó lấy lại sự linh hoạt của cơ thể và phục hồi chức năng vận động. Cùng An Pháp thực hiện thường xuyên theo hướng dẫn và tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để sớm trở lại cuộc sống thường nhật, thoải mái trong sinh hoạt và làm việc.

Ngoc Tran

Phone