Đau thần kinh tọa – Căn bệnh không thể xem thường

2 months ago

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh đang ngày càng phổ biến bởi vì người bệnh không chỉ riêng ở những người lớn tuổi mà hiện tại nó đã xuất hiện ngay cả ở người trẻ tuổi. Đau thần kinh tọa không chỉ gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh mà còn gây ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, cản trở mọi hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn mang lại những hậu quả và biến chứng vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh nếu như lơ là chủ quan trong việc điều trị. Hãy cùng An Pháp làm rõ hơn về đau thần kinh tọa qua bài viết sau đây.

1. Thế nào gọi là đau thần kinh tọa?

Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là dây thần kinh hông to) là dây thần kinh kéo dài từ lưng dưới qua hông, mông và xuống chân rồi đến ngón chân cái hoặc ngón chân út. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động và cảm giác của chi dưới.

 

Đau thần kinh tọa - Căn bệnh không thể xem thường
 Đau thần kinh tọa – Căn bệnh không thể xem thường

Đau thần kinh tọa là cơn đau tỏa ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Nó thường xảy ra khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng dưới. Các đốt sống (xương tạo nên cột sống) được tách ra và được đệm bởi các đĩa tròn và các mô liên kết. Khi một đĩa bị mòn do chấn thương hoặc là sau nhiều năm sử dụng quá mức  thì trung tâm của nó có thể bắt đầu đẩy ra khỏi vòng ngoài. Cơn đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng, lan xuống phần hông, đùi, cẳng chân, mắt cá ngoài rồi đến tận các ngón chân. Điều này gây ra viêm, đau và thường bị tê ở chân.

2. Triệu chứng đau thần kinh tọa

Dấu hiệu đặc biệt nhất của đau thần kinh tọa là cơn đau tỏa ra từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi hoặc mặt bên của chân sau đó lan xuống ngón chân cái hoặc có thể là ngón chân út theo đường đi của dây thần kinh tọa.. Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, hoặc đau dữ dội. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy như một cú điện giật. Hoặc có thể tồi tệ hơn khi ho hoặc hắt hơi, hoặc ngồi lâu cũng có thể làm cho triệu chứng của bệnh càng trở nên nặng hơn.

Một số trường hợp khác có thể bị tê, ngứa ra hoặc yếu cơ ở chân và bàn chân. Hoặc có thể bị đau một phần ở chân và tê ở một số bộ phận khác của cơ thể.

Đau thần kinh tọa nhẹ thường sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau ngày càng tăng lên và kéo dài hơn một tuần hoặc cơn đau ngày càng nghiêm trọng và tồi tệ cần phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp. Những trường hợp cần phải được chăm sóc bởi bác sĩ và các dịch vụ y tế khi bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng hoặc chân và tê hoặc yếu ở chân. Hoặc cơn đau sau chấn thương như tai nạn giao thông, hoặc gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột và bàng quang.

3. Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa

 

Mang vác nặng trong một thời gian dài có thể gây ra đau thần kinh tọa
Mang vác nặng trong một thời gian dài có thể gây ra đau thần kinh tọa

 

Nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về xương khớp chỉ ra, đau thần kinh tọa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào việc xác định nguyên nhân hình thành bệnh, bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau dây thần kinh tọa là:

– Tuổi tác: Những thay đổi liên quan đến tuổi ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai cột sống là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa. Hầu hết những người đau thần kinh tọa thường từ 30 đến 50 tuổi.

– Cân nặng cơ thể: Tăng cân có thể gây áp lực lên cột sống đồng nghĩa với việc là những người thừa cân béo phì hoặc phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị thoát vị đĩa đệm.

– Bệnh tiểu đường: Tình trạng này ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.

– Tính chất của công việc: Những công việc đòi hỏi phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong một thời gian dài có thể đóng vai trò không nhỏ trong bệnh đau thần kinh tọa. Hoặc ngồi kéo dài hay có lối sống ít vận động thì có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người thường xuyên hoạt động.

4. Biến chứng khôn lường của đau thần kinh tọa

 

Các biến chứng nguy hiểm của đau thần kinh tọa
Các biến chứng nguy hiểm của đau thần kinh tọa

 

Đau thần kinh tọa có thể nhận biết sớm qua các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, nhất là các cơn đau. Tuy nhiên người bệnh thường chủ quan nên chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị. Từ đó dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm sau đây:

– Đau đớn, khó chịu: Cơn đau sẽ xuất hiện từ nhẹ đến nặng với tần suất ngày càng lớn, khiến người bệnh không thể vận động, làm việc bình thường.

– Suy giảm ham muốn: Người bệnh bị đau thần kinh luôn sống trong tâm trạng mệt, không còn hứng thú với đời sống “chăn gối” do đó gây rạn nứt với bạn tình, làm ảnh hưởng đến tình cảm và hôn nhân

– Teo cơ chân, cứng khớp: Đau thần kinh tọa kéo theo tình trạng đau cột sống, chèn ép thần kinh, dẫn đến vận động khó, để lâu gây teo cơ chân, không đủ khả năng di chuyển do mất cảm giác…

– Rối loạn tiểu tiện: Bí tiểu, tiểu không tự chủ, hệ của của việc dây thần kinh tọa bị chèn ép, dẫn đến tình trạng luôn phải canh me trước nhà vệ sinh thường xuyên.

– Biến dạng cột sống: Cột sống bị cong vẹo, các cơ quanh cột sống cứng dần, phần xương chậu bị lệch về một bên…nguy cơ liệt cao khi thần kinh tọa bị tổn thương, chèn ép mà không được xử lý kịp thời

– Liệt 2 chi dưới : Người bệnh để tình trạng này kéo dài dẫn đến nguy cơ bị liệt, đánh mất khả năng vận động 2 chi dưới.

5. Biện pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa

Việc thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh bệnh thần kinh tọa không thể giúp loại trừ 100% khả năng mắc bệnh, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên áp dụng các biện pháp sau sẽ giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:

– Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày để giữ cho lưng có thể hoạt động tốt, đặc biệt là các cơ cốt lõi như cơ bụng, cơ lưng dưới là các cơ rất cần thiết cho tư thế và những sự liên kết thích hợp.

– Chế độ ăn uống lành mạnh để tránh tăng cân và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.

– Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp: Vị trí ngồi nên được chọn có thiết bị hỗ trợ lưng dưới tốt, có tay vịn và chân đế xoay. Có thể đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn cuộn phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của lưng. Giữ độ cao của đầu gối và hông phù hợp với tư thế ngồi.

– Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

6. Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa rất nguy hiểm nhưng có thể điều trị khỏi hoàn toàn, bằng cách điều trị đúng phác đồ. Chính vì vậy người bệnh hãy đến gặp chuyên gia chuyên khoa để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

6.1. Điều trị nội khoa – đông tây y kết hợp

Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ. Tùy vào từng người bệnh mà các chuyên gia sẽ có các đơn thuốc khác nhau phù hợp với sức khỏe và cơ địa của từng người.

Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Cung cấp dưỡng chất phục hồi đĩa đệm và dây thần kinh bị tổn thương.

6.2 Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

 

Chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp vật lý trị liệu
Chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp vật lý trị liệu

 

Các kỹ thuật vật lý trị liệu như ( tập vận động, điện xung, kéo dãn cột sống, laser, siêu âm, sóng ngắn… chiếu đèn hồng ngoại …) đang được ưu tiên sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị đau thần kinh tọa. Các liệu pháp vật lý sẽ giúp giải phóng chèn ép dây thần kinh. Loại bỏ tình trạng căng cứng cột sống và biến chứng teo cơ nhờ tác động giãn cơ và phục hồi chức năng dây thần kinh tọa.

7. Chữa thoát đau thần kinh tọa tại Phòng khám An Pháp – Chuyên khoa phục hồi chức năng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản.

Với chuyên gia phục hồi chức năng và đội ngũ Bác sĩ nhiều kinh nghiệm người Nhật trực tiếp huấn luyện, đội ngũ KTV tại An Pháp luôn giữ vững chất lượng dịch vụ, giám sát điều trị theo tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản. Cùng với việc kết hợp các công nghệ máy móc phục hồi chức năng được sản xuất tại Nhật Bản, Phòng khám An Pháp tự tin là đơn vị thăm khám và điều trị an toàn và uy tín về thoái hóa, phục hồi chức năng xương khớp áp dụng công nghệ và kỹ thuật Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam.

Tự hào là phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng đầu tiên ứng dụng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản vào công tác điều trị, Phòng khám AN PHÁP đặt chất lượng dịch vụ lên trên hàng đầu – mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.

Nếu bạn có thắc mắc hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cần tư vấn, hãy liên hệ chúng tôi thông qua số điện : 033 568 5688 hoặc thông qua Fanpage của AN PHÁP.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Phone