Theo như nghiên cứu thì có đến 80% phụ nữ trong quá trình hậu sản gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, một trong các triệu chứng phổ biến nhất đó là đau nhức xương khớp sau sinh ở các chị em. Bài viết này, Phòng khám An Pháp sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nguồn gốc cơn đau và sớm tìm ra biện pháp điều trị và khắc phục phù hợp với mình.

1. Nguyên nhân khiến các mẹ đau nhức xương khớp sau trải qua quá trình sinh nở
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến triệu chứng đau nhức xương khớp ở phụ nữ hậu sản, trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất đó là:
1.1 Có tiền sử từng mắc phải các bệnh về xương khớp

Trong thời gian đầu sau khi sinh, hệ miễn dịch của các mẹ chưa hồi phục hoàn toàn, đó chính là điều kiện thuận lợi cho có tác nhân xấu về sức khỏe phát sinh. Vì thế, nếu các chị em từng có tiền sử mắc phải các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm thoái hóa cột sống, viêm khớp, trật khớp hoặc chấn thương dây chằng,… thì đây là cơ hội cho các căn bệnh xưa quay trở lại và tình trạng cũng như triệu chứng của cơn đau có thể còn tồi tệ hơn trước.
1.2. Suy dinh dưỡng trong quá trình mang thai và sau khi sinh
Trong giai đoạn thai kỳ, canxi trong cơ thể các mẹ phải san sẻ và bổ sung khoáng chất để hình thành khung xương cho thai nhi. Do sự thiếu hụt canxi nên nguy cơ dẫn đến chứng loãng xương về sau và khiến cho các mẹ thường xuyên phải đau nhức xương khớp.
Trong giai đoạn sau sinh, nếu như các chị em phải cho con bú thì lượng canxi cũng sẽ theo sữa mẹ đi nuôi dưỡng em bé. Lại thêm một lần nữa, cơ thể người mẹ bị vắt kiệt canxi nên tình trạng đau lưng, nhức mỏi toàn thân diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó thì quá trình mang thai và sau khi sinh, nếu mẹ có các thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hút thuốc lá, ít tập thể dục, ăn uống thiếu chất, bị phơi nhiễm môi trường độc hại… thì rất có thể sẽ bị bùng phát viêm khớp sau sinh.
1.3. Tăng cân trong thời kỳ mang thai

Ngược lại với trường hợp suy dinh dưỡng thì các mẹ bầu tăng hơn 10kg là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc cân nặng tăng lên nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn sẽ gây nên áp lực vô cùng lớn lên cấu trúc xương khớp.
Nguyên nhân là do hai bộ phận này chịu trách nhiệm chống đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, nên tình trạng đau nhức tại đây cũng sẽ nghiêm trọng hơn so với ở những khớp khác.
Mặt khác, vùng xương chậu của mẹ bầu cũng cần mở rộng để giữ thai nhi. Nếu phạm vi mở rộng quá lớn, dây chằng tại đây sẽ bị giãn đáng kể và khó phục hồi sau khi sinh. Do đó, không ít phụ nữ sau khi sinh cảm thấy đau nhức vùng chậu trong thời gian dài.
1.4 Nồng độ hormone trong cơ thể bắt đầu biến đổi
Bên cạnh vấn đề thiếu hụt canxi và các vitamin khoáng chất thì nồng độ hormone estrogen thay đổi sau khi cũng là nguyên nhân gây sức ép lên cấu trúc xương khớp của phụ nữ. Dẫn đến những cơn đau xuất hiện và khả năng vận động cũng hạn chế theo.
1.5 Tổn thương cột sống khi các mẹ đang mang thai
Sự phát triển của thai nhi có khả năng gây sự chèn ép lên đốt sống thắt lưng, khiến đoạn xương này uốn cong thất thường. Đồng thời, nó còn làm ảnh hưởng đến các nhóm cơ, dây chằng và rễ thần kinh tại đây, kéo theo triệu chứng đau thắt lưng.
Tuy nhiên tình trạng đau nhức trên là phản ứng sinh lý bình thường và sẽ biến mất sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, thực tế cột sống sẽ cần thời gian để khôi phục đường cong sinh lý ban đầu. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh có thể vẫn phải tiếp tục chịu đựng các cơn đau lưng trong vài tuần tiếp theo.
1.6 Cơ thể người mẹ bị nhiễm lạnh
Phụ nữ sau sinh rất dễ bị nhiễm lạnh do tổn thương khí huyết. Nếu không giữ ấm cơ thể, để gió lạnh lùa vào có thể gây đau lưng, đau nhức xương khớp toàn thân.
1.7 Quá trình sinh mang thai và hậu sinh hoạt không đúng cách
Trong quá trình chăm sóc cho trẻ thì việc các mẹ phải liên tục cúi xuống thay tã, tắm rửa, bế bé cũng dễ gây ra hiện tượng mỏi lưng, đau nhức là do cơ thể chưa hồi phục. Ngược lại, những trường hợp các mẹ nằm quá nhiều, ít vận động tay chân sẽ dẫn đến việc máu huyết không lưu thông tốt, tích tụ vùng chậu gây đau nhức phần lưng dưới.
1.8 Tác dụng phụ của sinh mổ
Mẹ bầu thường bị đau lưng sau khi sinh là do phải tiêm thuốc gây tê trong quá trình sinh mổ, làm tổn thương đến dây thần kinh và tủy sống. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức lưng, xương khớp.
2. Các triệu chứng của đau nhức xương khớp sau sinh

Các biển hiện của đau nhức xương khớp sau khi sinh mà các mẹ thường hay gặp phải đó là:
– Đau nhức: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp. Mức độ đau có thể nhẹ hoặc nặng, kéo dài trong vài phút hoặc dai dẳng trong vài giờ. Khi bạn cử động tại khớp, cơn đau sẽ tăng dần lên, đau âm ỉ và khó chịu.
– Cứng khớp: Cứng khớp có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy. Tình trạng này sẽ khiến phụ nữ khó khăn trong việc di chuyển, cảm thấy khớp yếu và hạn chế vận động.
– Mệt mỏi: Phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi di chuyển, kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần. Triệu chứng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận động hàng ngày của người mẹ, đặc biệt là khi chăm sóc em bé.
3. Cách phòng tránh và điều trị đau nhức xương khớp sau khi sinh cho các mẹ
3.1. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Phụ nữ sau sinh cần được bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng do sự thiếu hụt trong quá trình mang thai và dinh dưỡng chuyển hóa vào sữa mẹ. Cần ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như: cua, tôm, ốc, các chế phẩm từ sữa, sữa…. để bù đắp lượng canxi cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh.
3.2. Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
Cần cân bằng giữa việc nhà, chăm sóc em bé và nghỉ ngơi sau sinh. Không nên quá tham công tiếc việc dẫn đến lao động quá sức, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Cũng không nên nằm một chỗ quá nhiều. Ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông khí huyết.
3.3. Xoa bóp, massage toàn thân
Phụ nữ sau sinh nên dành thời gian xoa bóp, massage toàn thân để thư giãn gân cốt, giúp máu lưu thông. Các bài tập vật lý trị liệu chuyên sâu với mục đích hồi phục sức cơ, hồi phục chức năng cột sống và các khớp. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các bài tập để các mẹ có thể chủ động tự tập tại nhà.
4. Chữa trị đau nhức xương khớp cho chị em phụ nữ sau khi sinh tại Phòng khám An Pháp – Chuyên khoa phục hồi chức năng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản.
Với chuyên gia phục hồi chức năng và đội ngũ Bác sĩ nhiều kinh nghiệm người Nhật trực tiếp huấn luyện, đội ngũ KTV tại An Pháp luôn giữ vững chất lượng dịch vụ, giám sát điều trị theo tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản. Cùng với việc kết hợp các công nghệ máy móc phục hồi chức năng được sản xuất tại Nhật Bản, Phòng khám An Pháp tự tin là đơn vị thăm khám và điều trị an toàn và uy tín về thoái hóa, phục hồi chức năng xương khớp áp dụng công nghệ và kỹ thuật Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam.
Lời Kết
Hy vọng qua bài viết ở trên sẽ giúp cho các chị em phụ nữ hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp sau khi sinh. Tự hào là phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng đầu tiên ứng dụng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản vào công tác điều trị, Phòng khám AN PHÁP đặt chất lượng dịch vụ lên trên hàng đầu – mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.
Nếu bạn có thắc mắc hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cần tư vấn, hãy liên hệ chúng tôi thông qua SĐT: 033 568 5688 hoặc thông qua Fanpage của AN PHÁP.